Tranh cãi về tính minh bạch của thị trường Minh_bạch_(thị_trường)

Nghiên cứu về thị trường tài chính cũng đã dấy lên những quan ngại đối với tính minh bạch của thị trường về những ảnh hưởng xấu của nó đến thị trường như: Giảm tính thanh khoản của thị trường và tăng sự biến động giá. Đây là một động lực đối với những thị trường minh bạch một cách có chọn lọc hơn (Kém minh bạch hơn) như là thị trường “Dark pool”. Như đã trình bày sơ lược ở trên về những ảnh hưởng của tính minh bạch thị trường. Tính minh bạch của thị trường có thể ảnh hưởng “tốt” hoặc "xấu" (tích cực hay tiêu cực đến chất lượng giao dịch) đối với thị trường tùy thuộc vào đặc tính thị trường mà Keim, D, and A Madhavan đã chỉ ra. Việc đó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa độ sâu thị trườngbiến động giá.

Tính minh bạch của thị trường rất khó đạt được vì các thuộc tính của nó khó mà đo lường được. Ví dụ: Chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ khó có thể đo lường được điển hình là các sản phẩm nghệ thuật [4]. Hay ngay cả giá cả của thị trường cũng là một trong những yếu tố khó mà đo lường được. Đặc biệt trong trường hợp của kế toán định giá (Fair value accounting - FVA), việc minh bạch trở nên cực kỳ khó khăn khi mà tài sản bậc 2, bậc 3 không thể hạch toán theo giá thị trường, bởi vì không có thị trường trực tiếp nào tồn tại. Đặt ra câu hỏi đối với những tài sản như thế: "Như thế nào là minh bạch?". Tài sản bậc 2 có thể định giá theo mô hình định giá giả định thông tin, một chủ đề đang được ưa thích ở ngành “xã hội học tài chính” (Social studies of finance), trong khi các tài sản bậc 3 có thể đòi hỏi nhiều biến số như là quản lý kỳ vọng hoặc giả định.